Giá dầu phiên 2/3 vẫn tăng bất chấp số liệu cho
thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng mạnh và cảnh báo sắp hết chỗ chứa
dầu.
Kết
thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn
New York Mercantile Exchange tăng 26 cent, tương ứng 0,8%, lên 34,66 USD/thùng.
Giá
dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 12 cent, tương
đương 0,3%, lên 36,93 USD/thùng.
Cả
giá dầu Brent và WTI đều ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
Trong
phiên, giá dầu WTI giảm 2% ngay sau khi số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ
được công bố nhưng nhanh chóng hồi phục và tăng về cuối phiên.
Cơ
quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong
tuần kết thúc vào 26/2 tăng 10,4 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng
2,6 triệu thùng của các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal và cao
hơn đôi chút so với mức tăng 9,9 triệu thùng theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ
(API) công bố hôm thứ Ba 1/3.
Tính
đến tuần trước, lượng dầu lưu kho của Mỹ đạt 518 triệu thùng, vượt mức kỷ lục
500 triệu thùng trong năm 1930. Đáng kể là lượng dầu lưu kho tại Cushing,
Oklahom tăng lên 66,3 triệu thùng, bằng 90% sức chứa tối đa của khu vực.
Tuy
nhiên, theo các nhà phân tích, thị trường đang “phớt lờ” số liệu về lượng dầu
lưu kho và hy vọng vào sự hồi phục khi các yếu tố cơ bản về cung-cầu đạt rơi
xuống mức thấp nhất. Có 2 số liệu trong báo cáo của EIA củng cố quan điểm lạc
quan: sản lượng dầu thô của Mỹ - giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 9,08 triệu
thùng - và nguồn cung xăng, giảm 1,5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu vẫn tăng
trưởng tốt.
Giá
dầu được hỗ trợ trong những tuần gần đây với hy vọng các nước cung cấp chủ chốt
sẽ giảm sản lượng để đẩy giá lên. Những hy vọng này được củng cố vào hôm thứ Tư
2/3 sau khi Reuters đưa tin Arab Saudi đã làm việc với các ngân hàng vê việc
thu xếp khoản vay cho nước này, dấu hiệu cho thấy gia dầu thấp đang ảnh hưởng
tiêu cực đến tình hình tài chính của Arab Saudi.
Hôm
thứ Ba 1/3, giá dầu lên cao nhất 2 tháng sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga cho
biết, phần lớn các nước sản xuất dầu thô chủ chốt - cung cấp 73% sản lượng toàn
cầu - đã đồng ý đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016.
Phan Nguyễn
Theo NCDT
EmoticonEmoticon