Dây chuyền sản xuất của Đại Đồng Tiến |
Doanh nghiệp (DN) ngành nhựa, bao bì Việt Nam sẽ rất khó trụ vững tại thị trường Campuchia nếu chọn giá làm chiến lược cạnh tranh hàng đầu ở thị trường này.
Nhìn ham, làm khó
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), sản phẩm nhựa gia dụng xuất khẩu sang thị trường Campuchia có dấu hiệu tăng trở lại so với năm 2011, đạt 1,22 triệu USD, chiếm 16,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này tăng mạnh với 56,8% và tăng 61,4% so với tháng 1/2012.
Trong năm 2012, do nhu cầu của người tiêu dùng tại Campuchia sẽ tăng hơn nữa, nên dự báo đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm nhựa Việt Nam. Kết quả thống kê cho thấy, Campuchia đang nằm trong nhóm 3 (Đức, Campuchia, Thái Lan) thị trường có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam, sau Nhật và Mỹ.
Tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012 sang thị trường Campuchia cũng cho thấy nhiều kết quả khả quan, với mức tăng trưởng mạnh kể từ tháng 2/2012 (tăng 82,1%) so với cùng kỳ năm 2011. Dự kiến, mức tăng này sẽ kéo dài trong một vài tháng tới.
Thế nhưng, tình hình lại chẳng cho kết quả khả quan đối với Công ty CP Đại Đồng Tiến. Năm 2010, Đại Đồng Tiến cũng bắt đầu thành lập văn phòng đại diện tại quận Chamkamon, thủ đô Phnôm Pênh, hứa hẹn nhiều triển vọng khai thác thị trường nơi đây.
Song, ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty, cho biết, Đại Đồng Tiến vẫn chưa khai thác được nhiều ở thị trường mới này kể từ khi đặt văn phòng đại diện tại đây.
Trong khi đó, các DN bao bì, màn nhựa đang chiếm hơn 70% thị trường thì lại chẳng “mặn mà” với thị trường này. Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, cho biết, Công ty cũng có xuất hàng sang Campuchia nhưng với số lượng rất ít.
Sở dĩ Công ty không đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia là bởi phương thức thanh toán không an toàn, đa phần đều xuất hàng theo đường tiểu ngạch, với cách làm này, chẳng có gì đảm bảo an toàn cho các DN Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay, đặc biệt là đối với các DN đã có nhiều kinh nghiệm xuất hàng sang các nước châu Âu.
Hiệp hội “khoanh tay”
Được biết, hằng năm, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) thực hiện khá nhiều chương trình tìm hiểu thị trường, cũng như những chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia. Song, về lâu dài, để thị trường này hấp dẫn hơn, vẫn cần sự làm ăn bền vững, chứ không đơn thuần chỉ cạnh tranh về giá.
Bởi hiện tại, hàng Việt tại Campuchia đang bị hàng Thái cạnh tranh khá dữ dội. Theo phân tích của ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Công ty Lotus Chemical: “Hiện các DN ngành nhựa, bao bì và đặc biệt là DN nhựa gia dụng đang rất kỳ vọng vào tiềm năng của thị trường Campuchia.
Thế nhưng, để triển khai thì khó, bởi còn phụ thuộc vào định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, thị trường Campuchi chỉ có một sự cạnh tranh duy nhất là giá.
Do đó, vẫn cần một chiến lược cụ thể, bởi lấy giá làm nền tảng cạnh tranh, chắc chắc sẽ không ổn định lâu dài được. Tuy nhiên, điều này không thể trách DN, bởi chỉ cần bán được hàng, thu được tiền với DN đã là ổn, vẫn hơn là sống lay lắt”.
Song, đứng ở vai trò là thành viên Ban chấp hành VPA, ông Khuê lại cho rằng, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và VPA đóng vai trò rất quan trọng, nhưng xem ra từ hai phía này vẫn chưa hỗ trợ được gì cho DN nói chung và ngành nhựa nói riêng.
Dù đóng vai trò là cánh tay nối dài nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, nhưng VPA lại chưa làm được điều này. Điển hình là trước việc bao bì bị đánh thuế môi trường, VPA chỉ “đứng nhìn”, có chăng chỉ thể hiện một vài động thái hỗ trợ DN bằng cách lên tiếng đóng góp ý kiến, nhưng chậm, nên cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
“Bên cạnh đó, còn một điều vô cùng đáng trách nữa là Ban lãnh đạo VPA lúng túng trong cách thu thập thông tin, phần lớn ý kiến phát ngôn từ phía VPA đều được tổng hợp từ báo chí, do đó làm sao thể hiện được tiếng nói của người trong ngành. Đáng lý người trong ngành phải có tiếng nói riêng, thể hiện chính kiến và sự hiểu biết của người trong cuộc mới chuẩn xác được”, ông Khuê nhấn mạnh.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), sản phẩm nhựa gia dụng xuất khẩu sang thị trường Campuchia có dấu hiệu tăng trở lại so với năm 2011, đạt 1,22 triệu USD, chiếm 16,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này tăng mạnh với 56,8% và tăng 61,4% so với tháng 1/2012.
Trong năm 2012, do nhu cầu của người tiêu dùng tại Campuchia sẽ tăng hơn nữa, nên dự báo đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm nhựa Việt Nam. Kết quả thống kê cho thấy, Campuchia đang nằm trong nhóm 3 (Đức, Campuchia, Thái Lan) thị trường có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam, sau Nhật và Mỹ.
Tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012 sang thị trường Campuchia cũng cho thấy nhiều kết quả khả quan, với mức tăng trưởng mạnh kể từ tháng 2/2012 (tăng 82,1%) so với cùng kỳ năm 2011. Dự kiến, mức tăng này sẽ kéo dài trong một vài tháng tới.
Thế nhưng, tình hình lại chẳng cho kết quả khả quan đối với Công ty CP Đại Đồng Tiến. Năm 2010, Đại Đồng Tiến cũng bắt đầu thành lập văn phòng đại diện tại quận Chamkamon, thủ đô Phnôm Pênh, hứa hẹn nhiều triển vọng khai thác thị trường nơi đây.
Thế nhưng, tình hình lại chẳng cho kết quả khả quan đối với Công ty CP Đại Đồng Tiến. Năm 2010, Đại Đồng Tiến cũng bắt đầu thành lập văn phòng đại diện tại quận Chamkamon, thủ đô Phnôm Pênh, hứa hẹn nhiều triển vọng khai thác thị trường nơi đây.
Song, ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty, cho biết, Đại Đồng Tiến vẫn chưa khai thác được nhiều ở thị trường mới này kể từ khi đặt văn phòng đại diện tại đây.
Trong khi đó, các DN bao bì, màn nhựa đang chiếm hơn 70% thị trường thì lại chẳng “mặn mà” với thị trường này. Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, cho biết, Công ty cũng có xuất hàng sang Campuchia nhưng với số lượng rất ít.
Trong khi đó, các DN bao bì, màn nhựa đang chiếm hơn 70% thị trường thì lại chẳng “mặn mà” với thị trường này. Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, cho biết, Công ty cũng có xuất hàng sang Campuchia nhưng với số lượng rất ít.
Sở dĩ Công ty không đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia là bởi phương thức thanh toán không an toàn, đa phần đều xuất hàng theo đường tiểu ngạch, với cách làm này, chẳng có gì đảm bảo an toàn cho các DN Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay, đặc biệt là đối với các DN đã có nhiều kinh nghiệm xuất hàng sang các nước châu Âu.
Hiệp hội “khoanh tay”
Được biết, hằng năm, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) thực hiện khá nhiều chương trình tìm hiểu thị trường, cũng như những chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia. Song, về lâu dài, để thị trường này hấp dẫn hơn, vẫn cần sự làm ăn bền vững, chứ không đơn thuần chỉ cạnh tranh về giá.
Hiệp hội “khoanh tay”
Được biết, hằng năm, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) thực hiện khá nhiều chương trình tìm hiểu thị trường, cũng như những chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia. Song, về lâu dài, để thị trường này hấp dẫn hơn, vẫn cần sự làm ăn bền vững, chứ không đơn thuần chỉ cạnh tranh về giá.
Bởi hiện tại, hàng Việt tại Campuchia đang bị hàng Thái cạnh tranh khá dữ dội. Theo phân tích của ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Công ty Lotus Chemical: “Hiện các DN ngành nhựa, bao bì và đặc biệt là DN nhựa gia dụng đang rất kỳ vọng vào tiềm năng của thị trường Campuchia.
Thế nhưng, để triển khai thì khó, bởi còn phụ thuộc vào định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, thị trường Campuchi chỉ có một sự cạnh tranh duy nhất là giá.
Thế nhưng, để triển khai thì khó, bởi còn phụ thuộc vào định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, thị trường Campuchi chỉ có một sự cạnh tranh duy nhất là giá.
Do đó, vẫn cần một chiến lược cụ thể, bởi lấy giá làm nền tảng cạnh tranh, chắc chắc sẽ không ổn định lâu dài được. Tuy nhiên, điều này không thể trách DN, bởi chỉ cần bán được hàng, thu được tiền với DN đã là ổn, vẫn hơn là sống lay lắt”.
Song, đứng ở vai trò là thành viên Ban chấp hành VPA, ông Khuê lại cho rằng, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và VPA đóng vai trò rất quan trọng, nhưng xem ra từ hai phía này vẫn chưa hỗ trợ được gì cho DN nói chung và ngành nhựa nói riêng.
Song, đứng ở vai trò là thành viên Ban chấp hành VPA, ông Khuê lại cho rằng, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và VPA đóng vai trò rất quan trọng, nhưng xem ra từ hai phía này vẫn chưa hỗ trợ được gì cho DN nói chung và ngành nhựa nói riêng.
Dù đóng vai trò là cánh tay nối dài nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, nhưng VPA lại chưa làm được điều này. Điển hình là trước việc bao bì bị đánh thuế môi trường, VPA chỉ “đứng nhìn”, có chăng chỉ thể hiện một vài động thái hỗ trợ DN bằng cách lên tiếng đóng góp ý kiến, nhưng chậm, nên cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
“Bên cạnh đó, còn một điều vô cùng đáng trách nữa là Ban lãnh đạo VPA lúng túng trong cách thu thập thông tin, phần lớn ý kiến phát ngôn từ phía VPA đều được tổng hợp từ báo chí, do đó làm sao thể hiện được tiếng nói của người trong ngành. Đáng lý người trong ngành phải có tiếng nói riêng, thể hiện chính kiến và sự hiểu biết của người trong cuộc mới chuẩn xác được”, ông Khuê nhấn mạnh.
“Bên cạnh đó, còn một điều vô cùng đáng trách nữa là Ban lãnh đạo VPA lúng túng trong cách thu thập thông tin, phần lớn ý kiến phát ngôn từ phía VPA đều được tổng hợp từ báo chí, do đó làm sao thể hiện được tiếng nói của người trong ngành. Đáng lý người trong ngành phải có tiếng nói riêng, thể hiện chính kiến và sự hiểu biết của người trong cuộc mới chuẩn xác được”, ông Khuê nhấn mạnh.
EmoticonEmoticon