Bước
sang năm 2016, giá dầu có thể xuống thấp tới mức nào hoặc “vàng đen” liệu sẽ
bắt đầu phục hồi sau một năm không thể tồi tệ hơn?
Giá dầu thô thế giới
trong những tuần cuối năm 2015 rớt xuống dưới ngưỡng 40 USD/thùng và có lúc
xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên trở lại đây.
Mỏ dầu ở Tioga, Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào thời điểm năm 2016
đang tới rất gần, các nhà giao dịch dầu mỏ vẫn chưa tìm được lý do thuyết phục
để trở nên lạc quan hơn, trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ toàn cầu tiếp tục đi
lên. So với lúc cao đỉnh điểm 115 USD/thùng hồi tháng 6/2014, giá dầu thô hiện
giảm khoảng 70%.
Tại cuộc họp tháng 12/2015 tại thủ đô Vienna (Áo), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định chưa hành động để hỗ trợ giá dầu. Và như thế, thị trường dầu mỏ chưa có được sự hậu thuẫn về chính sách khai thác dầu thô từ OPEC để giảm bớt sự dư thừa nguồn cung.
Bước sang năm 2016, thị trường sẽ phải theo sát tình hình khai thác dầu mỏ tại Iraq và Saudi Arabia, hai nước có sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2015, cũng như nguồn cung dầu từ Iran, sau khi các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nước này.
Việc Saudi Arabia không sẵn sàng đơn phương cắt giảm sản lượng, còn Iran “từ chối” hạn chế khai thác dầu sẽ càng làm tăng sự ganh đua giữa các nước thành viên OPEC. Điều này dự báo sẽ làm gia tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ trong năm 2016.
Thêm vào đó, việc Mỹ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất cùng với sự mạnh lên của đồng USD là yếu tố bất lợi cho dầu thô vốn được giao dịch bằng đồng bạc xanh.
Góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung, dự trữ dầu thô tại các nước phát triển hiện ở mức cao kỷ lục gần 3 tỷ thùng, tương đương một tháng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Kho dự trữ dầu mỏ dường như ngày càng quá tải.
Trong bối cảnh cung dự báo sẽ vượt cầu trong ít nhất sáu tháng đầu năm 2016, có không ít quan ngại rằng lấy chỗ đâu để trữ lượng dầu dư thừa hiện nay.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo dự trữ dầu sẽ tăng thêm khoảng 300 triệu thùng trong năm 2016, chưa kể số dầu trữ ngoài khơi hiện nay cũng là một mối lo ngại không nhỏ khi số dầu này cập cảng.
Giới giao dịch có thể mua và trữ dầu khi giá "vàng đen" ở mức thấp và kiếm lời trên các thị trường giao dịch kỳ hạn. Theo các nhà phân tích thuộc Energy Aspects, cách duy nhất để tránh cho dự trữ dầu tiếp tục "trôi nổi" ngoài khơi trong sáu tháng đầu năm 2016 là nguồn cung dầu mỏ trên thị trường giảm mạnh.
Trong khi đó, mức tăng sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC có phần giảm trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc. Theo IEA, sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC chỉ tăng 300.000 thùng/ngày trong tháng 11/2015, tức là chậm lại rất nhiều so với mức tăng 2,2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2015.
Trong bối cảnh các công ty dầu mỏ lớn trên toàn cầu hạ sản lượng và cắt giảm hàng trăm tỷ USD tiền đầu tư trong năm nay và năm tới để hạn chế thua lỗ, thì năm 2016 sẽ là năm đầu tiên kể từ năm 2008, sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC đi xuống.
IEA dự báo sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ giảm 600.000 thùng/ngày trong năm 2016, trong bối cảnh Mỹ giảm lượng khai thác dầu đá phiến. Dẫu rằng sản lượng của Mỹ giảm đáng kể, song chừng đó vẫn chưa đủ và thị trường dầu mỏ sẽ cần thời gian dài hơn nữa để có thể cân bằng trở lại.
Tờ thời báo tài chính "The Financial Times" của Anh dẫn nhận định của giới phân tích tại nước này cho rằng tất cả những động thái cắt giảm sản lượng hay đầu tư đối với các hoạt động khai thác chưa thể cảm nhận rõ được trước năm 2017.
Xét từ góc độ khác, kinh nghiệm từ những đợt giá dầu lao dốc trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây cho thấy các quỹ đầu cơ thường xuất hiện và mua với khối lượng lớn nếu họ tin rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua. Giá dầu thô Brent trung bình trong năm 2015 ước tính thấp hơn 44% so với năm 2014, song các quỹ này dường như vẫn chờ giá dầu thô hạ sâu hơn nữa.
Tại cuộc họp tháng 12/2015 tại thủ đô Vienna (Áo), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định chưa hành động để hỗ trợ giá dầu. Và như thế, thị trường dầu mỏ chưa có được sự hậu thuẫn về chính sách khai thác dầu thô từ OPEC để giảm bớt sự dư thừa nguồn cung.
Bước sang năm 2016, thị trường sẽ phải theo sát tình hình khai thác dầu mỏ tại Iraq và Saudi Arabia, hai nước có sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2015, cũng như nguồn cung dầu từ Iran, sau khi các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nước này.
Việc Saudi Arabia không sẵn sàng đơn phương cắt giảm sản lượng, còn Iran “từ chối” hạn chế khai thác dầu sẽ càng làm tăng sự ganh đua giữa các nước thành viên OPEC. Điều này dự báo sẽ làm gia tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ trong năm 2016.
Thêm vào đó, việc Mỹ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất cùng với sự mạnh lên của đồng USD là yếu tố bất lợi cho dầu thô vốn được giao dịch bằng đồng bạc xanh.
Góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung, dự trữ dầu thô tại các nước phát triển hiện ở mức cao kỷ lục gần 3 tỷ thùng, tương đương một tháng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Kho dự trữ dầu mỏ dường như ngày càng quá tải.
Trong bối cảnh cung dự báo sẽ vượt cầu trong ít nhất sáu tháng đầu năm 2016, có không ít quan ngại rằng lấy chỗ đâu để trữ lượng dầu dư thừa hiện nay.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo dự trữ dầu sẽ tăng thêm khoảng 300 triệu thùng trong năm 2016, chưa kể số dầu trữ ngoài khơi hiện nay cũng là một mối lo ngại không nhỏ khi số dầu này cập cảng.
Giới giao dịch có thể mua và trữ dầu khi giá "vàng đen" ở mức thấp và kiếm lời trên các thị trường giao dịch kỳ hạn. Theo các nhà phân tích thuộc Energy Aspects, cách duy nhất để tránh cho dự trữ dầu tiếp tục "trôi nổi" ngoài khơi trong sáu tháng đầu năm 2016 là nguồn cung dầu mỏ trên thị trường giảm mạnh.
Trong khi đó, mức tăng sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC có phần giảm trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc. Theo IEA, sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC chỉ tăng 300.000 thùng/ngày trong tháng 11/2015, tức là chậm lại rất nhiều so với mức tăng 2,2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2015.
Trong bối cảnh các công ty dầu mỏ lớn trên toàn cầu hạ sản lượng và cắt giảm hàng trăm tỷ USD tiền đầu tư trong năm nay và năm tới để hạn chế thua lỗ, thì năm 2016 sẽ là năm đầu tiên kể từ năm 2008, sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC đi xuống.
IEA dự báo sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ giảm 600.000 thùng/ngày trong năm 2016, trong bối cảnh Mỹ giảm lượng khai thác dầu đá phiến. Dẫu rằng sản lượng của Mỹ giảm đáng kể, song chừng đó vẫn chưa đủ và thị trường dầu mỏ sẽ cần thời gian dài hơn nữa để có thể cân bằng trở lại.
Tờ thời báo tài chính "The Financial Times" của Anh dẫn nhận định của giới phân tích tại nước này cho rằng tất cả những động thái cắt giảm sản lượng hay đầu tư đối với các hoạt động khai thác chưa thể cảm nhận rõ được trước năm 2017.
Xét từ góc độ khác, kinh nghiệm từ những đợt giá dầu lao dốc trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây cho thấy các quỹ đầu cơ thường xuất hiện và mua với khối lượng lớn nếu họ tin rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua. Giá dầu thô Brent trung bình trong năm 2015 ước tính thấp hơn 44% so với năm 2014, song các quỹ này dường như vẫn chờ giá dầu thô hạ sâu hơn nữa.
Như Mai (P/v TTXVN tại London)
Theo BaoTinTuc
EmoticonEmoticon