Gallery Post

Cách làm "máy lạnh" siêu nhanh - siêu rẻ

2:00 PM

Với thùng xốp cũ, 3 chai nhựa đã qua sử dụng, cái quạt điện và ít đá viên, anh Hoàn đã chế được một chiếc "máy lạnh" làm mát căn phòng trong mùa hè oi bức.


Anh Hoàn (quận 7, TP HCM) cho biết toàn bộ chi phí hoàn tất một chiếc quạt lạnh như thế chỉ gần 100.000 đồng. "Mùa hè oi bức quá, quạt gió không đủ mát. Một lần tình cờ xem trên mạng, tôi thấy người ta bày cách làm quạt lạnh đơn giản nên bắt chước. Chỉ mất chưa đến một tiếng đồng hồ đã có được chiếc 'máy lạnh' siêu rẻ này", anh nói và chỉ chiếc thùng xốp đặt ở góc nhà.

Theo anh Hoàn, để chế tạo thiết bị này chỉ cần có một chiếc thùng xốp, khoét 3 lỗ ở bên hông và đặt 3 chai nhựa đã cắt 2 đầu vào. Sau đó khoét một lỗ lớn hơn trên mặt thùng để đặt quạt lên. Khi cắm điện, quạt thổi gió vào thùng xốp, hơi lạnh được đẩy ra từ các chai nhựa để làm mát không khí.

Cũng chế một thiết bị tương tự cho văn phòng làm việc của mình, anh Lê Minh Vương, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Thành Đoàn TP HCM cho biết "máy lạnh handmade" làm mát không khí khá hiệu quả mà ít tốn kém. Nguyên lý hoạt động của máy là dùng quạt thổi hơi lạnh tỏa ra từ nước đá trong thùng xốp qua những chiếc ống để làm mát không khí.

Dựa vào nguyên tắc trên, anh Vương thiết kế một chiếc máy lạnh bài bản hơn với chi phí mua toàn bộ linh kiện mới khoảng 250.000 đồng. Thiết bị gồm có 3 bộ phận chính: Thùng xốp hoặc nhựa, ống nhựa chữ L lớn, máy quạt nhỏ (tốt nhất là hình vuông).

Anh Vương hướng dẫn cách làm khá đơn giản. Trước hết dùng viết mực vẽ một đường tròn nhỏ hơn đường kính cánh quạt khoảng 5 mm ở một bên mặt thùng. Lấy dao rọc giấy hoặc dụng cụ chuyên dụng để khoét lỗ theo đường vẽ để đặt quạt vào. Ở bên đối xứng còn lại, khoét từ một đến ba lỗ để gắp ống hình chữ L (nhiều hay ít lỗ tùy theo công suất của quạt).

Mẹo hay về sản phẩm nhựa tại http://www.HaAnPlastic.com

"Máy lạnh" do anh Vương tự chế đặt tại phòng làm việc. 

Dựa vào kinh nghiệm của mình, anh Vương lưu ý, đối với loại quạt điện vuông, cần lắp đúng vị trí sao cho hướng gió thổi vào thùng. Nên sử dụng đinh ốc để cố định quạt, không nên xiết đinh quá chặt sẽ làm thủng nắp xốp. Quạt điện vuông không có nút điều khiển tốc độ, do đó nên sử dụng cùng ổ cắm có công tắc đóng mở theo nhu cầu. Trong quá trình sử dụng, có thể xoay ống nhựa theo hướng bạn mong muốn nhưng không nên lạm dụng sẽ nhanh làm hỏng miệng nắp.

Theo anh Vương, ưu điểm của thiết bị làm mát này là tiết kiệm điện năng, đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. Trong quá trình sử dụng có thể tận dụng đá trong thùng xốp để ướp thực phẩm, đồ uống. Nhược điểm là luồng khí làm mát tạo ra phụ thuộc vào lượng đá bỏ vào thùng xốp, chỉ thích hợp cho những không gian nhỏ, đá nhanh tan nên cần được thay kịp thời. Để cải thiện, nên dùng đá tảng thay vì viên nhỏ. Nên đặt giá đỡ đá cục bên trong thùng để quạt máy có thể hút được khí lạnh gần, giúp đá lâu lan hơn.

Trong khoảng một tháng nắng nóng gần đây, anh Tuyên (quận 10) đã chế được 3 cái "máy lạnh handmade" đặt ở 3 vị trí khác nhau trong nhà. Ngoài những gì học được từ bạn bè và trên mạng, anh còn cải tiến bằng cách sử dụng đá bọc cho vào thùng. Sau vài tiếng sử dụng, đá tan hết anh lại đặt vào tủ lạnh và dùng những bọc đá khác thay thế. "Lúc nào cần thay là có đá ngay, như vậy mình tiết kiệm được nhiều hơn", anh chia sẻ.

Cũng thử làm theo hướng dẫn trên mạng nhưng thấy cách lắp ống nhựa khá phức tạp mà hơi lạnh tỏa ra khá yếu, anh Nguyên (quận Bình Thạnh) nghĩ ra một giải pháp khác. Anh "đơn giản hóa" bằng cách đục 2 lỗ đối xứng ở thùng xốp, một bên đặt quạt thổi gió vào, bên kia để hơi lạnh thoát ra. Nhờ đó hiệu quả làm mát tăng đáng kể lại tiết kiệm hơn. Anh cũng đem phương pháp này chỉ lại cho một số người bạn.

Share this post

Related Posts

Previous
Next Post »

1 comments:

Write comments