Gallery Post
80% nguyên liệu ngành nhựa phải nhập khẩu
Ngành nhựa tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở thị trường EU...
Tại buổi tổng kết ngành nhựa năm 2014 tổ chức ngày 24-1 ở TP.HCM, ông Hồ Đức Lam, chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA), cho biết dù kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa đạt được 2,05 tỉ USD trong năm 2014, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2013, tuy nhiên ngành nhựa tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở thị trường EU.
Theo ông Lam, với hiệp định thương mại tự do VN - EU đang đàm phán, các doanh nghiệp nhựa trong nước sẽ gặp rào cản phi thuế quan rất lớn. Chẳng hạn đối với hóa chất sử dụng trong ngành nhựa, EU bắt buộc phải có nguồn gốc rõ ràng, có đăng ký và nghiên cứu tác động đến sản phẩm ra sao.
Điều này dẫn đến chi phí sản xuất đối với mặt hàng nhựa xuất vào EU tăng lên đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh. “Nếu doanh nghiệp nhựa xuất khẩu vào EU không nắm vững các quy định sẽ khó nhận được các ưu đãi thuế quan, thậm chí còn bị cấm nhập khẩu” - ông Lam khuyến nghị. Hiện thị trường EU chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa năm 2014.
Một khó khăn khác của ngành nhựa cũng được đề cập là tình trạng phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, hiện phải nhập đến 80% nguyên liệu dùng trong sản xuất nhựa - cao su. Trong khi lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu rất thấp, chỉ chiếm 1,2-1,5% tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành.
Theo T.V.N
Dow động thổ nhà máy nhựa acrylic và styrene-acrylic tại Việt Nam
Dow Advanced
Materials, một bộ phận của Công ty Hóa chất Dow đã làm lễ động thổ xây dựng
một nhà máy sản xuất mới tại tỉnh Đồng Nai, cho việc sản xuất nhựa acrylic và
styrene-acrylic được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn, lớp phủ, xây dựng,
bao bì, và ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân tại nhà.
Nhà máy mới dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 9/2011, sẽ được chia ra thành 3 bộ phận bởi Dow Advanced Materials - Dow Coating Materials (DCM), Dow Building & Construction (DB&C), và Dow Adhesives & Functional Polymers (AFP). “Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với nhựa của chúng tôi từ các nhà sản xuất sơn và lớp phủ trên toàn cầu và trong địa phương tại Việt Nam là động lực chính để xây dựng nhà máy mới”, ông Lim Yoke Loon, Tổng Giám Đốc tại Đông Nam Á ở bộ phận Dow Advanced Materials cho biết. “Hơn 90% công suất của chúng tôi sẽ được bán cho khách hàng tại Việt Nam, phần lớn trong số đó là các công ty đa quốc gia.”
Khách hàng kinh doanh Sơn và lớp phủ sử dụng nhựa đặc biệt có nguồn gốc từ DCM acrylic và styrene-acrylic, như chất kết dính, chất thay đổi lưu biến, và các phụ gia khác cho sự phát triển của một loạt các sản phẩm kiến trúc và công nghiệp.
Khách hàng của DB & C sử dụng nhựa đặc biệt để sản xuất một loạt các sản phẩm, như xi măng đặc biệt, xi măng chống thấm, chất kết dính bê tông xây dựng, hàn và chất bịt kín.
Nhiều khách hàng của Dow AFP bao gồm nhà sản xuất bao bì đồ uống và thực phẩm tại Việt Nam, các công ty dệt may, và các nhà sản xuất dịch vụ chăm sóc cá nhân tại nhà. “Nhà máy acrylics mới tại Việt Nam là một phần của chiến lược mở rộng liên tục, phù hợp và linh hoạt của chúng tôi ở châu Á”, ông Bruce Hoechner, Phó Chủ Tịch kiêm Giám Đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương tại bộ phận Advanced Materials và là Tổng Giám Đốc Châu Á Thái Bình Dương tại Dow Coating Materials cho biết. “Chúng tôi đã thiết kế nhà máy mới để cung ứng trong khu vực, hỗ trợ cho khách hàng của chúng tôi và đưa ra cho họ các giải pháp tùy biến mà họ cần.”
Theo Internet
Hãng NEC sản xuất nhựa sinh học từ vỏ hạt điều
Hãng điện tử NEC Corporation của Nhật Bản đã thông báo lần đầu tiên chế tạo được một loại nhựa làm từ chất thải sinh học là vỏ hạt điều.
Loại nhựa này đủ bền để sử dụng trong các thiết bị điện tử và NEC hy vọng việc tiếp tục nghiên cứu về nhựa sinh học có thể tạo ra loại nhựa dùng trong một loạt thiết bị điện tử vào năm 2014.
Theo NEC, loại nhựa sinh học mới trên không có những nhược điểm là khả năng chịu nhiệt và độ bền trong nước kém giống như các loại nhựa sinh học khác được sản xuất từ tế bào cây và dầu cây thầu dầu và như thế nó có thể sử dụng để chế tạo hàng điện tử bền và thân thiện với môi trường hơn như máy tính.
Nhựa sinh học đã giành được sự chú ý lớn hơn như một loại vật liệu thay thế cho nhựa truyền thống đi từ dầu mỏ vốn góp phần gây ra tình trạng ấm lên trên toàn cầu cũng như ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên các loại nhựa sinh học chế tạo trước đó được sản xuất từ các nguồn lương thực nên làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt lương thực trong tương lai.
Hồi tháng 8, nhà sản xuất mỹ phẩm và hàng gia dụng Procter and Gamble (P&G) đã thông báo việc sản xuất loại bao bì thân thiện với môi trường làm từ nhựa chiết xuất từ cây mía cho các thương hiệu Pantene Pro V, CoverGirl và Max Factor của hãng này.
Theo Internet
Tổng quan ngành hàng nhựa Việt Nam
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008.
Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.
Nhu cầu thị trường
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển.
Hình 1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người)
Nguồn: Bộ Công Thương
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9%.
Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao
Thị trường
|
Tháng 3/2010 (USD)
|
So T2/2010
|
So T3/2010
|
Nhật Bản
|
21,807,579
|
64%
|
43%
|
Mỹ
|
8,584,888
|
64%
|
-45%
|
Hà Lan
|
4,848,555
|
51%
|
61%
|
Đức
|
6,001,882
|
90%
|
93%
|
Anh
|
3,839,701
|
48%
|
34%
|
Campuchia
|
4,999,245
|
113%
|
34%
|
Malaysia
|
2,921,517
|
36%
|
181%
|
Philippin
|
3,136,487
|
70%
|
142%
|
Indonesia
|
4,409,497
|
182%
|
418%
|
Pháp
|
2,571,649
|
117%
|
39%
|
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.
Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%.
Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út.
Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Hình 4: Nhập khẩu thiết bị và máy móc sản xuất nhựa của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)
Thị trường nhập khẩu
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
Đài Loan
|
44,1
|
44,2
|
68,8
|
72,24
|
Trung Quốc
|
25,8
|
38
|
66,9
|
70,25
|
Hàn Quốc
|
12,7
|
14,3
|
61,8
|
64,89
|
Nhật Bản
|
32,9
|
34,2
|
44,8
|
47,04
|
Đức
|
7
|
10,5
|
12,8
|
13,44
|
Ý
|
6,5
|
4,8
|
11,5
|
12,08
|
Hoa Kỳ
|
3,64
|
4,34
|
7,92
|
8,32
|
Các quốc gia khác
|
12,96
|
23,26
|
42,35
|
49,53
|
Tổng
|
145,6
|
173,6
|
316,8
|
363,76
|
Theo Internet
Mua bán hạt nhựa tái sinh tại TP.HCM – Hạt nhựa tái sinh là gì ?
Chúng ta đang thắc mắc những bao bì, nhựa được những người gom phế liệu thu mua để làm gì và khi mua về họ sẽ chế biến nó ra sao ? Sau đây mời các bạn cùng nhau tham khảo thêm những nội dung liên quan đến chúng.
Khi người thu mua phế liệu về, họ sẽ đem đi bán cho các nhà máy tái sinh những thứ mà mình đã coi như không có ích thành loại sản phẩm tiện dụng cho đời sống của mình. Một điều bạn đáng lưu ý khi chất lượng của nhựa tái sinh đang giảm dần theo từng đợt. Nói cách khác, không nên làm hũ sữa chua cũ thành hũ sữa chua mới. Nhựa từ bao bì nguyên sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ không được dùng cho cùng một mục đính 2 lần.
Hạt nhựa tái sinh là gì ? Các bước phân loại hạt nhựa tái sinh
Quy trình tái sinh và phân loại nhựa trong nhà máy tái sinh. Trong các loại nhựa được thu gom các nhà máy chỉ chọn để tái sinh 1 loại nhựa duy nhất, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phân loại cơ bản bao gồm: kim loại, nhựa, giấy. Kế tiếp là phân loại và chọn các loại nhựa cần tái sinh.
Trong quá trinh phân loại nhựa được chia thành từng loại. Một số nhà máy tái sinh chỉ xử lý những loại nhựa nhất định, có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý mà sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chôn lấp, tùy theo chính sách của công ty.
Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.
Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.
Hạt nhựa tái sinh này có thể đem đi bán cho các nhà sản xuất khác. Ví dụ: hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn. Nhiều công ty có nhu cầu nhựa tái sinh có thể mua về hằng xe tải để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Tái chế nhựa tái sinh là gì có đơn giản không. Vấn đề là các màu mực có thể chứa chất bẩn gây khó tái sinh nhựa hoặc không thể tái sinh được. Nhựa cũng có thể nhiểm bẩn với các chất như kim loại nặng, dược chất hay các miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên bị trộn lẫn vào. Các nhà tái sinh nhựa phải xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết toàn bộ lô nhựa tái sinh.
Tái sinh nhựa chắc chắn là việc tốt phải làm. Nó không làm giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh. Những sản phẩm cần làm từ nhựa nguyên sinh (ví dụ như bao bì y tế, thực phẩm) thì không thể làm từ nhựa tái sinh. Tuy nhiên, tái sinh nhựa làm giảm đi các nhu cầu từ các nguồn tài nguyên khác. Ví dụ: lấy nhựa tái sinh để sản xuất các sản phẩm gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng (ví dụ: pallet, cốt pha/ form-work …), chắc chắn sẽ hạn chế chặt gỗ và giữ được rừng xanh.
Năm 2013: Xuất khẩu nhựa sẽ vượt mốc 2 tỷ USD
Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 đạt 1,98 tỉ USD, tăng trên 42,2% so với năm 2011.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1,58 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD, tăng hơn 60,5% về lượng và 62,6% về kim ngạch.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1,58 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD, tăng hơn 60,5% về lượng và 62,6% về kim ngạch.
Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây. Đây là cũng thị trường mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, tăng 24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 22,6%.
Hiệp hội dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 11-13,5% so với năm 2012.
Ngành Nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn.
Trong quy hoạch đến năm 2020, ngành Nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
Theo Internet
Giới Thiệu Chung
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI NHỰA HÀ AN có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các mặt hàng hạt nhựa chính phẩm và tái sinh cao cấp.
Chúng tôi nghiên cứu và phát triển rất mạnh về lĩnh vực hạt nhựa tái sinh có chất lượng cao phục vụ cho thị trường như:
+ HDPE (trắng trong, đen, ....): dùng để thổi túi, sản xuất bạt nhựa và sản xuất các loại ống cấp nước HDPE chất lượng tốt.
+ PE (Đen, trắng, ...): dùng để thổi túi, ép các sản phẩm công nghiệp - gia dụng; và đùn dây cáp điện.
+ PP (các màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng trong, trắng sữa, ....): dùng để kéo chỉ dệt bao, kéo dây đóng gói, ép các sản phẩm công nghiệp và gia dụng.
Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý, cạnh tranh, và đáp ứng như cầu tốt nhất của thị trường trong lĩnh vực này. Để tạo thêm uy tín, nâng cao chất lượng hàng hoá, hầu hết chúng tôi nhập hàng từ các nhà sản xuất nối tiếng nhất trong ngành nhựa để có được sản phẩm tốt nhất.
Ngoài ra chúng tôi có một lượng hàng ổn định, hy vọng rằng chúng tôi sẽ đáp ứng hết khả năng của mình và thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Sau nhiều năm kinh doanh, tích luỹ kinh nghiệm, chúng tôi cũng đã đào tạo một đội ngũ nhân viên kỹ thuật dày dặn nhằm đáp ứng nhu ngày càng cao của thị trường. Chúng tôi sẵn sàng mọi lúc khi khách hàng cần đến chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, chúng tôi sẽ mang lại cho Quý Khách Hàng sự hài lòng, niềm tin, và uy tín khi Quý Khách Hàng có mối quan hệ giao dịch, hợp tác với chúng tôi trong lần đầu tiên.
Quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX TM NHỰA HÀ AN
126 Trần Thánh Tông, P.15, Q. Tân Bình 0 9 8 4 7 7 2 9 5 0 info@haanplastic.com www.haanplastic.com 0 3 1 2 4 8 7 2 7 6 - |
Nhựa Polyetylen (PE) là gì?
Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới (hàng năm tiêu thụ trên 60 triệu tấn).
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no
Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Tính chất vật lý:
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
Tính chất hóa học:
Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon no như không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm.Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Ứng dụng:
Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.Phân loại:
Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được chia thành 8 loại:- VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)
- LDPE (PE tỷ trọng thấp)
- LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)
- MDPE (PE tỷ trọng trung bình)
- HDPE (PE tỷ trọng cao)
- UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)
- PEX hay XLPE (PE khâu mạch)
- HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)
Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn.
Tỷ trọng: 0,880 - 0,915 g/cm³
Được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao.
Là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó.
Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.
LDPE:Được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao.
Là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó.
Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.
Tỷ trọng: 0,910 - 0,925 g/cm³
Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -110 °C
LLDPE:
Tỷ trọng: 0,915 - 0,925 g/cm³
MDPE:
Tỷ trọng: 0,926 - 0,940 g/cm³
HDPE:
Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene).
Tỷ trọng: 0.941 - 0,965 g/cm³
UHMWPE:
Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình số cỡ hàng triệu (từ 3,1 đến 5,67 triệu). UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn.
Tỷ trọng: 0,935 - 0,930 g/cm³.
Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C
PEX hay XLPE:Được chế tạo bằng cách cho thêm các peôxít hữu cơ (ví dụ: dicumyl peôxít,...) vào PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là phương pháp đúc quay (rotational molding) và bức xạ hồng ngoại (irradiation).
PEX được ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
Nhựa PP là gì?
Danh pháp IUPAC: poly(1-methylethylene)
Tên khác : + Polypropylene; Polypropene;
+ Polipropene 25 [USAN];Propene polymers;
+ Propylene polymers; 1-Propene homopolymer
Thuộc tính:
Công thức phân tử: (C3H6)x
Tỷ trọng: PP vô định hình: 0.85 g/cm3
PP tinh thể: 0.95 g/cm3
Độ giãn dài: 250 - 700 %
Độ bền kéo: 30 - 40 N/mm2
Độ dai va đập: 3.28 - 5.9 kJ/m2
Điểm nóng chảy : ~ 165 °C
Đặc tính:
Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công dụng:
Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
Theo: wikipedia
Nhựa gỗ (WPC) là gì?
Nhựa Gỗ (WPC – Wood Plastic Composite) là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa. Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Do đó, WPC còn có thể được gọi là vật liệu composite nhựa sợi tự nhiên hay sợi tự nhiên được gia cường bằng nhựa.
WPC có nhiều ứng dụng trên thị trường, đặc biệt là sử dụng làm vật liệu thô. Nhựa gỗ được sử dụng rộng rãi nhất trong các công trình ngoài trời như lãnh vực ván sàn ngoài trời, ngoài ra còn có thể ứng dụng làm lan can, hàng rào ngoài trời, gỗ trang trí, tấm chắn, ghế công viên, khung bao cửa và cửa sổ,... hoặc có thể làm đồ gỗ nội ngoại thất. Các nhà sản xuất khẳng định nhựa gỗ thân thiện môi trường hơn, và tốn ít chi phí bảo trì hơn các loại gỗ rắn xử lý khác. Ngoài bị nứt nẻ, bị rạn, các loại gỗ rẵn xử lý này còn có thể bị mối mọt, mục rữa nhanh do môi trường ẩm ướt bên ngoài.
Nhựa Gỗ hiện vẫn là một loại vật liệu rất mới mẻ so với lịch sử phát triển lâu dài của gỗ tự nhiên trong ứng dụng làm vật liệu xây dựng, nhưng nó có thể thay thế gỗ trong hầu hết trường hợp không chịu lực (non-structural).
Nhựa gỗ được hình thành từ gỗ, (như mạt cưa, sợi bột giấy, vỏ đậu phộng, tre nứa, trấu, ..) và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC, PP, ABS, PS, ...). Bột nhựa gỗ được trồn đều, đồng nhất, sau đó được đùn hoặc ép thành các hình dạng theo yêu cầu. Các phụ gia như chất tạo màu, chất tạo nối, chất ổn định, chất gia cường, chất tạo nổi,... sẽ giúp cho sản phẩm cuối cùng phù hợp cho nhiều hướng ứng dụng.
Một lợi thế lớn của Gỗ Nhựa so với gỗ là khả năng nguyên liệu có thể tạo hình thành hầu như bất kỳ hình dạng không gian nào theo yêu cầu. Nó dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn. Do sự kết hợp trong quá trình sản xuất, nhựa gỗ vừa có tính chất như gỗ: có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống. Đồng thời, Nhựa gỗ vừa có tính chất như nhựa: khả năng chống ẩm, và chống mục nát, mặc dù độ cứng chắc không bằng gỗ thường, và có thể hơi biến dạng trong môi trường thời tiết cực nóng. Ưu điểm chính của những sản phẩm gỗ nhựa là việc xây dựng các công trình ngoài trời thay thế cho gỗ tự nhiên, không cần sơn do sản phẩm có thể được sản xuất với rất nhiều màu sắc, nhưng chủ yếu là các tông màu xám và màu nâu đất. Một ưu điểm nữa là thân thiện với môi trường, tận dụng được nguồn gỗ không thể sử dụng lại trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Theo Wikipedia
Phân biệt nhựa PE, PP, PVC, PET
PE(Polyethylene):
Đặc tính:
- Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
- Chóng thắm nước và hơi nước tốt.
- Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
- Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230o C) trong thời gian ngắn.
- Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool, Acêton, H2O2…
- Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Công dụng:
- Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau.
- Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng nắp PE phài được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
* PP(Polypropylen)
Đặc tính :
- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
- Chịu được nhiệt độ cao hơn 100o C. tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC) - cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
- Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công dụng:
- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
* PVC(Polyvinylchloride):
- Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
- Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970)
Đặc tính:
Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau :
- Tỉ trong : 1,4g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP.
- Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP.
- Có tính dòn,không mềm dẻo như PE hoặc PP. để chế tạo PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia.
- Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng thời gian.
- Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1ppm là mưc an toàn cho phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành rẻ hơn bao bì nhựa khác.
Công dụng:
- Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi….
- Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản phẩm thuộc các ngành khác.
* PC(Polycarbonat):
Đặc tính:
- Tính chống thấm khí, hơi cao hon các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET.
- Trong suốt, tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm.
- Chịu nhiệt cao (trên 100oC ).
Công dụng:
- Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng.
- Màng PC có tính chống thấm khí, hơi kém, giá thành PC cao gấp ba lần PP, PET, PP nên ít được sử dụng.
* PET(Polyethylene terephthalate):
PET là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ do bởi các tính chất :
- Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
- Trơ với môi trường thực phẩm.
- Trong suốt.
- Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
- Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC,cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC
Công dụng:
Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….
(Sưu tầm)
Subscribe to:
Posts (Atom)